Nấm rơm (Volvariella volvacea) là một loại thực phẩm phổ biến và giàu dinh dưỡng. Trung bình trong 100 gr nấm rơm chứa tới 90 gr nước; 3,6g protid; 3,4gr glucid; 3,2g lipid; 1,1g cellulose và rất nhiều khoáng chất và vitamin như: sắt, photpho, vitamin A, B1, B2, C, D, PP,… rất cần thiết cho cơ thể.
Trong tự nhiên, nấm rơm thường mọc đơn độc hoặc thành từng cụm ở trên những lớp rơm rạ ẩm ướt hoặc đất có nhiều mùn. Trong nuôi trồng nhân tạo, thường sử dụng nguyên liệu chính là rơm rạ, bèo lục bình, bã mía, thân lá đậu, giấy, bông phế thải,… (Hình 1).
Hình 1. Nấm rơm (Volvariella volvacea)
Lúc đầu nấm rơm còn non nằm trong bao có dạng hình trứng. Khi phát triển hơn nấm bắt đầu tạo mũ nấm và phá vỡ bao trung vươn ra ngoài. Đây là giai đoạn nấm rơm phát triển mạnh nhất, bắt đầu có mũ màu nâu đem hoặc nâu xám, thân nấm ngắn và mẫm, cuống ngắn, thịt nấm có màu sáng trắng và gốc hơi phình dạng củ đặc thịt.
Nấm rơm có vị ngọt, tính hàn, tác dụng làm hạ nhiệt, tiêu thực, làm giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể. Theo các nhà khoa học Nhật và Hoa Kỳ, trong nấm rơm có chứa chất đường đa polysaccharide giúp phát triển các tế bào lympho, tăng sự hoạt động của tế bào lympho T và lympho B, làm tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm khác. Sử dụng nấm rơm thường xuyên có khả năng làm giảm lượng oxy tiêu thụ, giúp làm tăng lưu lượng máu ở động mạch vành, giảm tình trạng thiếu máu, đồng thời làm giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó nấm rơm còn giúp điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ cholesterol triglyceride và beta-lipoprotein trong huyết thanh, làm hạ huyết áp nhanh (tốt cho người bị cao huyết áp).
Với mục tiêu đào tạo theo hướng ứng dụng thực tiễn, Khoa Công nghệ Sinh học và Viện Công nghệ thực phẩm và bảo quản sau thu hoạch (IFP) đã hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà”. Kết quả đề tài đã tạo được quy trình sản xuất nấm rơm đạt chất lượng cao, kiểm soát tốt các điều kiện nuôi trồng. Nguyên liệu sử dụng là rơm, được xử lý bằng cách ngâm nước pha vôi 4% để tiêu diệt các mầm bệnh. Sau đó, rơm được phân bố trên các kệ để chuẩn bị cho giai đoạn cấy meo nấm. (Hình 2). Chọn meo giống tốt, màu sắc đồng đều, không nhiễm bệnh. Sau khi cấy meo nấm, cần phủ bạc lên phía trên. Sau 5 – 7 ngày, nấm bắt đầu lan tơ (Hình 3).
Hình 2. Cấy meo nấm Hình 3. Tơ nấm bắt đầu hình thành
Khi tơ nấm phát triển nhiều, phủ đều bề mặt rơm thì tiến hành bỏ tấm bạc, xả tơ, tưới nước và mở đèn để tơ nấm hình thành ghim trong 5 – 7 ngày (Hình 4).
Hình 4. Tơ nấm lan đều và hình thành ghim
Sau khi lên ghim, cách 3 – 4 ngày là nấm hình thành quả thể và đạt kích thước có thể thu hái (Hình 5). Nhà trồng phải luôn đảm bảo độ ẩm, ánh sáng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của nấm. Cần theo dõi, kiểm tra nhà nấm thường xuyên.
Hình 5. Thu hái nấm rơm
Hình 6. Sản phẩm nấm rơm của đề tài nghiên cứu
Tác giả: admin_cntp
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn
Thứ hai - 20/01/2025 21:01
Chủ nhật - 19/01/2025 22:01
Thứ sáu - 17/01/2025 02:01
Thứ năm - 16/01/2025 05:01
Thứ năm - 16/01/2025 04:01
Thứ năm - 16/01/2025 02:01
Chủ nhật - 12/01/2025 19:01
Thứ bảy - 11/01/2025 01:01
Thứ sáu - 10/01/2025 05:01
Thứ tư - 08/01/2025 23:01