Ngày 30 tháng 4 năm 1975 chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông đất nước Việt Nam liền một dải từ Mục Nam Quan tới mũi Cà Mau. Đó cũng là thời gian ông Cao Văn Phường bảo vệ thành công luận văn Tiến sỹ tại Viện những vấn đề cơ bản của kỹ thuật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan.
Sau khi về nước ông Cao Văn Phường tới nhận công tác tại Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước và sau đó được chuyển về Viện Đại học Cần Thơ. Trước khi lên đường vào Cần Thơ nhận công tác ông Phường có ghé nhà tập thể 16 phố Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội thăm anh Tư Lê (ông Trần Quang Lê) khi đó là Trưởng Ban Chính trị Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản). Ông Lê là anh rể của cô Võ A, phu nhân của ông Phường. Biết được em rể của vợ mình sắp vào Nam nhận công tác ông Lê nói:
CẬU SẮP VÀO NAM NHẬN CÔNG TÁC, NHÂN ĐÂY ANH GIỚI THIỆU CHO CẬU BIẾT CHƯƠNG TRÌNH “HỢP TÁC HÓA NÔNG THÔN”. CHƯƠNG TRÌNH NÀY LÀ MỘT PHẦN CỦA DỰ THẢO BÁO CÁO CHÍNH TRỊ SẼ ĐƯỢC TRÌNH BÀY TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ IV DỰ ĐỊNH TỔ CHỨC VÀO ĐẦU NĂM 1976.
Tiếp theo đó ông Lê dành ra gần 1 tiếng đồng hồ nói cho ông Phường được rõ từng bước đi cụ thể của Chương trình Hợp tác hóa nông thôn cùng những mục tiêu phải đạt được. Thấy ông Tư Lê đã khá mệt, trong lúc ông đang nghỉ uống tách trà ông Phường nói:
Ông Phường từ tốn trình bày:RẤT CÁM ƠN ANH ĐÃ GIỚI THIỆU CHO EM BIẾT DỰ THẢO CỦA TRUNG ƯƠNG VỀ CÔNG TÁC HỢP TÁC HÓA NÔNG THÔN. SONG THEO EM KẾ HOẠCH NÀY KHÔNG THỂ THỰC HIỆN Ở MIỀN NAM.
TẠI SAO LẠI KHÔNG THỰC HIỆN ĐƯỢC ? ÔNG TƯ LÊ NGẠC NHIÊN HỎI LẠI.
THEO EM CÓ MẤY NGUYÊN NHÂN CHÍNH NHƯ SAU:
- Thứ nhất, nông dân miền Nam không muốn vô hợp tác xã. Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, phần lớn nam thanh niên đã cầm súng ra chiến trường. Ở lại làng quê chỉ còn phụ nữ và người già. Chính vì vậy họ phải vào các Hợp tác xã để có thể dựa sức của tập thể làm công việc đồng áng.
- Thứ hai, đất nước ta vừa mới kết thúc cuộc chiến tranh trường kỳ. Nguồn lực của chúng ta gần như đã cạn kiệt, tiền bạc không có để đầu tư cơ sở hạ tầng cho chương trình to lớn này.
- Thứ ba, chúng ta chưa chuẩn bị được đội ngũ cán bộ quản lý đủ năng lực lãnh đạo. Cán bộ của chúng ta vừa trải qua cuộc chiến tranh, phần lớn chưa có kinh nghiệm trong việc lãnh đạo việc phát triển kinh tế…
Ông Tư Lê ngồi lắng nghe ý kiến phản biện của ông Phường. Ông rất ngạc nhiên, có vẻ không bằng lòng nhưng thấy không thể bắt bẻ được điều gì nên chỉ nói:
CẬU KHÔN HƠN TRUNG ƯƠNG HẢ ?
Ngồi nghe cuộc nói chuyện giữa ông Phường và ông Lê, tôi thầm nghĩ trong lòng “Ông Phường can đảm thật !” vì từ trước tới giờ hầu như không có ai dám tranh luận với ông Tư Lê về những đường lối, chính sách mà Đảng đã đề ra.
Hơn bốn chục năm đã trôi qua, giờ đây ngồi nhớ lại, tôi (con của ông Trần Quang Lê) càng thấy thấm thía một điều: NHÀ KHOA HỌC LUÔN PHẢI NÓI THẲNG NÓI THẬT thì đất nước mới phát triển được !
Vũ Việt Chí
Viện những vấn đề giáo dục
Đại học Bình Dương
Tác giả: admin_cntp
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thứ hai - 20/01/2025 21:01
Chủ nhật - 19/01/2025 22:01
Thứ sáu - 17/01/2025 02:01
Thứ năm - 16/01/2025 05:01
Thứ năm - 16/01/2025 04:01
Thứ năm - 16/01/2025 02:01
Chủ nhật - 12/01/2025 19:01
Thứ bảy - 11/01/2025 01:01
Thứ sáu - 10/01/2025 05:01
Thứ tư - 08/01/2025 23:01